15.11.2019 FUJIFILM

Câu chuyện X-Pro3: #4 Tình yêu với nhiếp ảnh

Một câu hỏi được tranh luận kể từ khi X-Pro3 công bố lần đầu tiên: Tại sao không có màn hình ở mặt sau?

Hầu hết các phản hồi tiêu cực đều cho rằng không có lý do gì để ẩn màn hình đi. Sẽ an toàn hơn khi có màn hình phía sau? Dù thế nào thì nó cũng không phải là một máy ảnh giá rẻ và tôi có thể hiểu được sự thôi thúc để tất cả các tùy chọn luôn mở cho mọi người.

Chúng tôi đã khảo sát các nhiếp ảnh gia X về câu hỏi này trong quá trình phát triển, tất cả chắc chắn đều hoài nghi. Theo họ, vấn đề nằm ở thói quen, sử dụng màn hình phía sau của máy ảnh để bố cục và nghi ngờ phải chăng họ muốn dùng “chủ nghĩa khắc kỷ” để quay lại cách bố cục trong khung ngắm.

“Chủ nghĩa khắc kỷ”?
Điều này xa lạ với tôi. Có phải những gì chúng tôi hỏi đã làm họ thực sự rất tổn thương? Nhưng đây là những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và ý kiến ​​của họ chỉ ra rằng chúng tôi ít nhiều sẽ gặp phải những phản ứng nào đó và cần được chuẩn bị trước

Đương nhiên, vấn đề này cũng được tranh luận rất nhiều trong Fujifilm và chúng tôi trải nghiệm thường xuyên sự thối lui ngay cả từ trong bộ phận. Tuy nhiên, các nhà hoạch định sản phẩm vẫn duy trì độ tin tưởng, một phần vì họ dành sự yêu thích của mình cho chiếc khung ngắm và đó là góc nhìn họ muốn cung cấp. Đâu là niềm phấn khích mà chúng ta cảm nhận được, một cách thực tế, trước khi điện thoại thông minh làm điều đó trước máy ảnh kỹ thuật số – khi nhiếp ảnh là một lĩnh vực chuyên biệt? Tại sao trong những ngày đó, chúng ta cảm thấy hồi hộp kể cả không nhấn nút chụp?

Sau cùng, những hoài nghi của các nhiếp ảnh gia X đã bị xua tan, một khi họ đã trải nghiệm sản phẩm cuối cùng. Chúng tôi nghe được một số phản hồi từ nhiều người như: “Tôi đã lo lắng vì có thể đánh mất mối liên lạc, nhưng tôi không gặp rắc rối nào cả” hay “Những bức ảnh này là một trong những bức ảnh tốt nhất tôi đã chụp gần đây; giống như tôi được quay lại những ngày tiếp cận công việc một cách nghiêm túc”. Một nhiếp ảnh gia thậm chí còn đề cập họ không còn cảm giác bắt buộc kiểm tra từng bức ảnh ngay sau khi chụp.

Những bình luận như thế chắc chắn đã gây được ấn tượng, tôi thậm chí còn ấn tượng hơn bởi niềm vui trong giọng nói của họ. Những tình cảm mà họ thể hiện không phải từ những câu hỏi triết học liên quan đến tính chính thống hay tính chính xác khi bố cục bức ảnh trong khung ngắm, mà bắt nguồn từ niềm vui họ cảm thấy khi chụp ảnh.

Điều tôi rút ra được từ cuộc tranh luận này là cảm giác nhạy bén về việc kết hợp một khung ngắm lai với một màn hình ẩn có thể là một thử thách về niềm tin và những gì đang được thử nghiệm, nhưng sau cùng vẫn là niềm đam mê nhiếp ảnh. Đây không phải là những điều dùng để tính toán về mức độ hiệu quả, tính thực tiễn hoặc sự thuận tiện, càng không có nghĩa khi cân nhắc về mặt trí tuệ. Nhưng những cân nhắc này đã bị từ chối bởi trái tim. Tôi tin rằng có những người, họ đánh giá sản phẩm dựa vào tỷ lệ thành công hoặc lợi nhuận thu được, dù đó không phải là mục tiêu của họ. Những người như vậy có thể là thiểu số, tình yêu thật sự của họ vẫn là những bức ảnh và được chụp ảnh. Vì thế, việc họ cảm thấy hồi hộp khi chụp ảnh cũng là điều bình thường.

Khẩu hiệu cho X-Pro3 là “Nhiếp ảnh thuần túy”, một bản sao được chọn giống với khẩu hiệu “Thể thao thuần tuý” của ngành công nghiệp ô tô. Tôi cảm thấy thú vị khi những chiếc xe không đủ tiêu chuẩn theo đánh giá về tốc độ của nhãn hiệu “Thể thao thuần túy”, ngay cả khi chúng có khả năng cung cấp hiệu suất được liệt vào danh mục “siêu xe”. Cách xử lý và hiệu suất là chưa đủ, nếu chiếc xe không mang lại niềm vui cho người lái, dáng vẻ hấp dẫn và sự sang trọng của nó sẽ bị đặt dấu chấm hỏi.

Máy ảnh có thể đóng vai trò là thiết bị ghi hình hoặc thúc đẩy giải thoát sự kềm cặp cho chúng ta, nó không thực sự là một vấn đề. Xe “thể thao thuần tuý” không phải là những chiếc xe duy nhất trên thế giới. Nhưng tôi có thể hứa với bạn ngoài những nghi ngại trên, thì việc chụp ảnh với X-Pro3 sẽ vô cùng thú vị và tuyệt vời.