01.11.2019 FUJIFILM

Câu chuyện X-Pro3: #2 Học từ Phim

 “CLASSIC Neg.” là chế độ giả lập phim âm bản thứ ba, được mô phỏng theo loại phim “SUPERIA”. Mặc dù Fujifilm đã có hai chế độ giả lập phim âm bản khác – được thiết kế với một quy trình chi tiết trong ký ức, đặc biệt dùng để chụp ảnh dưới ánh sáng chuyên nghiệp. Nghe có vẻ tệ khi cho rằng SUPERIA dành cho những người không chuyên, nhưng chắc chắn không có nghĩa đây là phim có chất lượng không chuyên, mà là phim được thiết kế để sử dụng trong các bối cảnh không có ánh sáng chuyên nghiệp.

Trong khi hai lựa chọn “Pro Neg.” được phân biệt bằng độ chuyển tông mượt, có thể ghi nhận đầy đủ các hiệu ứng ánh sáng tinh tế, thì chế độ “CLASSIC Neg.” được thiết kế cho độ tương phản cao hơn một chút bằng cách thêm độ sâu cho bối cảnh có ánh sáng đều. Tuy nhiên, giống như tất cả loại phim âm bản, “CLASSIC Neg.” thiếu độ bão hòa, thấp hơn so với chế độ “PROVIA”. Về khía cạnh này, rất khó phân biệt CLASSIC Neg. với hai giả lập “Pro Neg.”.

Tuy vậy, còn nhiều điều trong câu chuyện này. Khía cạnh đáng chú ý nhất của chế độ “CLASSIC Neg.” là một thiết kế cho phép tùy chỉnh tông ảnh bằng độ sáng của từng màu. Mặc dù thuật ngữ này có vẻ xa lạ với một số người, nhưng tại Fujifilm, chúng được gọi là “màu tương phản” (hay màu theo màu).

Thông thường, mọi người thường nghĩ rằng bất kể màu gì, nguồn sáng càng mạnh hay nói cách khác – ánh sáng đi vào càng mạnh thì nhận được sẽ càng cao. Nói một cách khác, mọi người sẽ mong đợi bối cảnh càng sáng, thì mỗi màu khi sẽ xuất hiện càng rõ ràng. Tuy nhiên, đây không phải những gì chúng ta thực sự thấy trong các bức ảnh. Thay vào đó, cái chúng ta nhìn thấy là những bức ảnh nhạt nhòa, không tạo được nhiều ấn tượng.
Khi gặp tình huống như vậy, chúng tôi điều chỉnh các đường cong tông ảnh để vùng tối chặt hơn và nâng cao vùng sáng. Bằng cách chọn lựa cẩn thận các chi tiết mà chúng tôi muốn nhìn thấy và những chi tiết không muốn thể hiện trong ảnh. Vậy hiệu ứng sẽ như thế nào nếu Fujifilm làm việc đó trên từng màu cơ bản? Đó cũng là cách chế độ giả lập phim mới “CLASSIC Neg.” thực hiện. Với một màu, mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra là tuyến tính, vì thế khi thay đổi mức đầu ra thấp hơn thì độ sáng sẽ giảm xuống (điều đó có nghĩa là màu sẽ không xuất hiện rõ ràng). Việc thay đổi này sẽ giấu được cảm giác tăng độ tương phản giữa các màu trong bức ảnh.

Hãy xem xét chi tiết cách hiệu ứng này có thể đạt được với từng màu chính. Mô hình của chúng tôi là một bức ảnh được chụp bằng phim SUPERIA và bản in của bức ảnh này. Bạn có thể gọi đây là sự mô phỏng kỹ thuật số về những thay đổi hóa học diễn ra trong hỗn hợp bạc của phim. Có nhiều lớp nhạy cảm ánh sáng được nhúng với các tinh thể hỗn hợp bạc có kích cỡ khác nhau và bộ ghép màu khác, và do đó ngay cả khi lượng ánh sáng không đổi, mỗi lớp sẽ trải qua những thay đổi hóa học khác nhau, tạo ra các tầng màu sắc khác nhau.

Mỗi màu được tái tạo như thế nào? Điều gì làm nên chiều sâu bức ảnh? Bạn có thể cho rằng đây là chìa khóa giải mã mà các nghệ sĩ chỉnh màu có kỹ năng đã phải vật lộn trong nhiều năm. Trong khi các kiến thức được xây dựng thông qua Nghiên cứu & Phát triển (R&D) có thể có giá trị, nhưng chắc chắn kiến thức thực hành có được nhờ kinh nghiệm thực tế cũng rất quan trọng. Chìa khóa để tái tạo màu sắc “giống như phim SUPERIA”có thể tìm thấy bằng cách nghiên cứu màu xanh lục, xanh lam và tông màu da. Nói về độ phơi sáng, “CLASSIC Neg.” cũng đạt được sự thể hiện tối đa khi chụp hơi dư sáng một tí. Khi đó mới thực sự có được những màu sắc của các bức ảnh phim âm bản mà chúng ta đã chụp trong những ngày còn thơ ấu, những màu sắc khơi gợi không bao giờ bị lỗi thời.

Tất cả các bức ảnh được chụp bằng chế độ “CLASSIC Neg.” bởi nhiếp ảnh gia © Stefan Finger